Khói hàn chì có độc không

Khói hàn chì có độc không? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay. Bởi chì hàn là vật liệu không thể thiếu trong việc hàn gắn. Người lao động lo ngại về vấn đề này là điều hiển nhiên. Cùng SOLACO theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chính xác thắc mắc này nhé!

Khói hàn chì hình thành như thế nào?

Các phân tử trong khói hàn chì được hình thành từ sự bay hơi của kim loại chì và của chất hàn khi nóng chảy. Hơi này nguội đi có sự ngưng tụ và phản ứng với oxy trong khí quyển và hình thành nên những phân tử nhỏ. 90% chất khói sinh ra từ chất sẽ bị đốt.

Trong quá trình hàn, khói sinh ra cũng khác nhau: hàn FCAW và MMA, tỉ lệ khói sinh ra nhiều hơn, hàn khí nồng độ khói sinh ra nhiều từ vật hàn. Kích thước của các phân tử này khoảng 0.01 đến 1 micron, rất độc hại cho công nhân, phân tử càng bé sẽ càng gây nhiều nguy hiểm.

Thông thường, đối với người thợ hàn cần phải được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, mặt nạ thợ hàn,… để đảm bảo cho công tác làm việc diễn ra một cách suôn sẻ nhất.

Khói hàn chì hình thành như thế nào? 

Khói hàn chì có độc không?

Khói hàn chì có độc không? Cũng giống như những loại khói hàn khác, khói chì rất độc đối với con người, ngoài khói, có nhiều thành phần khác đi kèm, cụ thể là như hạt bụi chì có kích thước siêu nhỏ, ngoài ra, chúng cũng chứa hợp chất hóa học độc hại. Bạn cần phải tìm hiểu giới hạn an toàn là gì để có thể hạn chế các tác động của chất độc hại.

Các phân tử khói chì thường có kích thước từ 0.01 - 1 micron tại nguồn và 1 đến 2 micron ở vùng thở. Với kích thước siêu nhỏ này, các hạt khói hàn chì dễ xâm nhập vào hệ hô hấp và gây ra những vấn đề như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, kích ứng da, mắt, … thậm chí gây ra vấn đề về máu.

Sự ảnh hưởng của khói chì ở cấp độ nguy hiểm hơn, chúng tác động đến cả xương, thận, tim, ruột, hệ thống sinh sản và cả hệ thần kinh. Nó gây cản trở sự phát triển của hệ thần kinh và do đó rất độc hại với trẻ em, gây di chứng lâu dài và rối loạn hành vi. Một số triệu chứng như nhức đầu, thiếu máu, đau bụng, khó chịu và trong trường hợp nặng có thể gây hôn mê, co giật thậm chí là tử vong.

Khói hàn chì có độc không? Khói chì vô cùng độc hại đối với con người

Làm như thế nào để chống lại tác hại của khói hàn?

Ảnh hưởng của hơi khói hàn đến sức khỏe của người lao động là rất quan trọng. Vậy làm như thế nào để phòng tránh tác hại của khói hàn gây ra. Dưới đây là một số lưu ý mà người thợ hàn cần thực hiện:

  • Không hàn tại các khu vực gần sơn, dầu mỡ, hóa chất bởi nhiệt độ và tia hồ quang dễ phản ứng với hơi tạo thành khí độc hại.

  • Tránh không hàn trên kim loại tráng như: mạ kẽm, cadmium, thép mạ, chì. Chỉ nên hàn khi khu vực này đảm bảo có sự thông gió và được trang bị khẩu trang tiêu chuẩn.

  • Sử dụng chất hàn, điện cực hàn ít gây độc hại.

  • Trang bị quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang đầy đủ

  • Luôn có hệ thống hút khí và thông gió thích hợp

  • Mũ để che mặt trong khi thực hiện hàn

  • Duy trì và bảo dưỡng hệ thống thông gió và hút khí thường xuyên.

Làm như thế nào để chống lại tác hại của khói hàn?

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết tương tự khác như Sào thao tác trung thế 12 m  hay sau khi bị điện giật nhẹ nên làm gì ở website của chúng tôi.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về Khói hàn chì có độc không? Chính vì vậy, việc cần thiết phải trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, kính, mũ, găng tay … để đảm bảo an toàn và sức khỏe trong lao động. SOLACO hiện nay được biết đến là địa chỉ chuyên cung cấp trang thiết bị bảo hộ chất lượng, đáp ứng tiêu chí an toàn cho sức khỏe người lao động. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0933 55 40 41 để được tư vấn chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu.

Đăng kí nhận tin