Cách lắp đèn exit

Đèn Exit được biết đến với cái tên quen thuộc như đèn thoát hiểm và đèn lối thoát. Đây là một trong các thiết bị được ứng dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Vậy khi lắp đặt đèn có những tiêu chuẩn nào? Quy định và cách lắp đèn Exit ra sao? Hãy cùng thietbisolaco.com tìm hiểu kỹ hơn về loại đèn này trong bài viết hôm nay nhé!

Cách lắp đèn Exit

1. Giới thiệu về đèn Exit

Đèn Exit là đèn báo để thoát hiểm khẩn cấp khi có sự cố mất điện với mục đích giúp mọi người thấy được chỉ dẫn và thoát hiểm. Nhờ có hệ thống ánh sáng dễ nhìn nên giúp người bị nạn dễ dàng nhận biết đường thoát hiểm nhanh để kịp thời thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. 

Loại đèn này có thể hoạt động liên tục và hoạt động tối thiểu 120 phút trong trường hợp xảy ra sự cố. Đèn thường lắp đặt tại một số vị trí dễ tiếp cận cho những người có nhu cầu thoát hiểm và được lắp bên cạnh lối thoát hiểm hay lắp bên trên.

Đọc thêm: hiệu điện thế định mức là gì

Giới thiệu về đèn Exit

2. Hướng dẫn cách lắp đèn Exit thoát hiểm 

Sau đây là một số cách lắp đèn Exit thoát hiểm an toàn muốn chia sẻ đến bạn:

  • Bước 1: Chuẩn bị bộ đèn Exit cùng với đồ nghề chuyên dụng để lắp đặt và sửa chữa đèn.

  • Bước 2: Cần xác định vị trí lắp đèn, mục đích giúp cho người lắp biết cách xử lý được phần treo đèn. Trường hợp, nếu lắp đặt dưới trần công trình cần có thêm bộ phận treo còn lắp trên tường thì khoan vít trực tiếp. 

  • Bước 3: Đầu tiên, bạn tháo vỏ đèn và vít vỏ đèn chát vào tường hay trên giá treo. Sau đó, nối dây điện của đèn vào nguồn điện.

  • Bước 4: Sau khi đã lắp đặt đèn xong, bạn nên bật công tắc cũng như kiểm tra lại ánh sáng của đèn.

Hướng dẫn cách lắp đèn Exit thoát hiểm 

3. Cấu tạo của đèn Exit thoát hiểm

Đèn Exit thường làm từ kim loại và bên trong có lắp bóng đèn được bật sáng khi gặp sự cố. Phần bên ngoài là vỏ nhựa mê ca hoặc vỏ thủy tinh với dấu hiệu huỳnh quang màu xanh lá cùng chữ trắng ‘’EXIT’’. Vì vậy đèn có thể nhận biết tốt ở trong mọi điều kiện kể cả trời tối. Đèn Exit có cấu tạo đơn giản gồm các bộ phận chính sau:

  • Thân đèn - Được làm từ chất liệu chịu nhiệt và chống va đập với khả năng chịu được ánh sáng mặt trời lân thời tiết khắc nghiệt.

  • Vỏ đèn - Làm từ chất liệu trong suốt hay các ký hiệu để chỉ dẫn gồm mũi tên, hình tam giác, chữ EXIT,...

  • Bóng đèn - Thiết bị này sử dụng đèn LED hay đèn huỳnh quang để đảm bảo được độ sáng cũng như tiết kiệm điện năng.

  • Mạch điện tử bao gồm những bộ phận điều khiển như cảm biến độ sáng, điều khiển độ sáng giúp đèn sáng trong điều kiện thiếu sáng cũng như tự động tắt khi có ánh sáng mạnh. 

  • Hệ thống điện - Đèn thoát hiểm này được cung cấp điện nhờ hệ thống dây điện hoặc pin.

Cấu tạo của đèn Exit thoát hiểm

4. Một số quy định về cách lắp đèn Exit thoát hiểm

Theo thông tư số 01/2018/BXD, một số quy định về cách lắp đèn Exit như sau:

  • Công trình xây dựng với diện tích sàn khoảng 50m2 trở lên cần lắp đèn Exit thoát hiểm.

  • Đèn này cần lắp ở khu vực dễ thấy, dễ nhận biết, có đủ độ sáng, không che khuất cũng như nhìn rõ vào ban đêm hay trong trường hợp mất điện.

  • Đèn cần lắp đặt đều tại các tầng của công trình bao gồm tầng hầm và mái.

  • Đèn Exit phải nối với nguồn điện dự phòng giúp đảm bảo hoạt động khi có trường hợp mất điện.

  • Đặc biệt, đèn Exit cần phải kiểm tra định kỳ để có thể đảm bảo được các chức năng hoạt động, độ sáng đủ yêu cầu.

Một số quy định về cách lắp đèn Exit thoát hiểm

Blog liên quan: bút thử điện bao nhiêu tiền

Trên đây là các thông tin về cách lắp đèn Exit và cấu tạo của đèn muốn gửi đến bạn để tham khảo. Hãy thường xuyên vào website của thietbisolaco.com để cập nhật thêm nhiều thông tin nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu Ủng cách điện hoặc thiết bị bảo hộ lao động khác hãy cùng chúng tôi truy cập Thiết Bị Solaco để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết!

 

Đăng kí nhận tin