Khi nào dây trung tính có dòng điện? Cách phân biệt dây trung tính
Dây trung tính là gì? Khi nào dây trung tính có dòng điện? Loại dây này có gây nguy hiểm đến tính mạng con người không? Trả lời tất cả các câu hỏi trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của bộ nguồn để giữ an toàn cho bạn và gia đình. Hãy cùng Thiết Bị Solaco đi giải đáp chi tiết nhé.
Tìm hiểu các thông tin về dây trung tính
Dây trung tính là gì?
Trước khi tìm hiểu khi nào dây trung tính có dòng điện, bạn cần biết khái niệm dây trung tính là gì. Ngay tên gọi cũng đã nói lên phần nào về loại dây này. Dây trung tính còn có tên gọi khác là dây N, dây nguội, dây mát, dây mass,...
Dây trung tính không có dòng điện và nó đã được nối đất tại nhà máy phát điện. Hiệu điện thế trung bình của dây trung tính bằng 0. Nên khi sờ vào chúng ta sẽ không bị giật. Còn sờ vào dây pha có điện sẽ cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.
Trong mạch điện 3 pha dây trung tính có tác dụng cân bằng điện áp giữa các pha trong mạch. Đối với dòng điện 1 pha, loại dây này có tác dụng làm kín mạch, nhờ đó đưa dòng điện vào vận hành các thiết bị trong gia đình.
Tìm hiểu thêm sản phẩm:
Khi nào dây trung tính có dòng điện?
Theo lý thuyết trên thì dây trung tính không có điện áp, hoặc nếu có thì cực kỳ nhỏ không gây giật khi chạm vào. Vậy khi nào dây trung tính có dòng điện? Trên thực tế, dây trung tính sẽ có dòng điện khi xảy ra hiện tượng lệch pha.
Trong mạch điện 3 pha, hiện trường lệch pha nghĩa là trạng thái không cân bằng pha. Tải một pha được sử dụng tại thời điểm này, do đó một hoặc hai đường dây điện mang nhiều hoặc ít tải hơn. Trong các mạng điện sử dụng ở gia đình và các khu công nghiệp, không hiếm khi xảy ra tình trạng lệch pha gây giật. Độ lệch pha càng lớn thì điện áp trên dây trung tính càng cao.
Tương tự trong mạng điện gia dụng cũng vậy, khi xuất hiện lệch pha, điện áp của dây trung tính sẽ bằng 5% điện áp của dây pha. Mức điện áp dây pha càng lớn thì điện áp dây trung tính càng cao và càng nguy hiểm.
Khi nào dây trung tính có dòng điện?
Tác dụng của dây trung tính
Trong mạch điện 3 pha 4 dây, dây trung tính có tác dụng giữ mạch điện được ổn định bằng cách tạo ra hai trị số điện áp là điện áp dây và điện áp pha. Từ đó truyền tải nguồn điện đi nuôi các thiết bị, đồ dùng điện, đảm bảo hoạt động ổn định, không bị gián đoạn. Còn đối với mạch điện 1 pha, dây trung tính có tác dụng làm kín mạch dẫn nguồn điện đến các thiết bị tiêu thụ điện trong gia đình.
Ngoài ra, dây trung tính còn có khả năng chống nhiễu, giảm điện áp để phòng ngừa những rủi ro khi lắp đặt nối đất hoặc mạch nối đất. Nhưng điều cần phân biệt là dây trung tính không phải là dây nối đất. Nếu như dây nối đất có chức năng giảm điện áp khi thiết bị nối đất bị rò rỉ thì dây trung tính cung cấp điện áp cung cấp cho thiết bị.
Có thể bạn quan tâm sản phẩm: Găng tay chống cắt cấp 3Workeasy PU Level 3
Cách phân biệt dây trung tính
Vậy làm thế nào để phân biệt dây trung tính, đảm bảo an toàn khi sử dụng dụng điện. Trong mạch, dây trung tính có ký hiệu là N và được phân biệt với các dây khác bởi màu sắc. Theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn về điện, màu sắc của các dây pha được quy ước như sau:
Trong mạch điện 1 pha:
- Dây trung tính màu đen/ màu xanh hoặc màu trắng.
- Dây nóng được quy ước màu đỏ
Trong mạch điện 3 pha:
- Dây trung tính màu đen
- Dây pha A màu đỏ
- Dây pha B màu xanh dương
- Dây nối đất màu xanh có sọc vàng
Dây trung tính được phân biệt bởi màu sắc
Bài viết trên Thiết Bị Solaco đã tổng hợp các thông tin về dây trung tính, một loại dây phổ biến trong các mạch điện. Nắm được dây trung tính là gì, khi nào dây trung tính có dòng điện sẽ giúp bạn đảm bảo an toàn khi sử dụng và lắp đặt hệ thống mạch điện. Đừng quên theo dõi Solaco, chúng tôi luôn cập nhật liên tục các kiến thức thú vị đấy!
Có thể bạn quan tâm: