Nắm rõ những quy định về biển cảnh báo nguy hiểm điện giật

Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư 05/2021/TT-BCT Quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện, trong đó có quy định cụ thể về biển cảnh báo nguy hiểm điện giật. Hãy tham khảo phần tổng hợp dưới đây của Thiết bị Solaco nhé! 

Tìm hiểu về biển cảnh báo nguy hiểm điện giật

Biển cảnh báo nguy hiểm điện giật là loại biển dùng để cảnh báo về các khu vực, thiết bị có nguy cơ gây điện giật. Chúng thường được đặt ở các địa điểm có nguy cơ cao tiếp xúc với điện như trạm biến áp, hộp điện,… với màu sắc sặc sỡ (đỏ, vàng, cam) để dễ nhận biết.

Ý nghĩa của loại biển này là giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện và nâng cao nhận thức về an toàn khi sử dụng điện. Do đó, chúng còn được gọi là biển báo an toàn điện.

Quy định về biển cảnh báo nguy hiểm điện giật

Biển cảnh báo nguy hiểm điện giật gồm những loại nào, đặt ở đâu? Trách nhiệm đặt biển thuộc về ai?... là những câu hỏi thường gặp xoay quanh loại biển báo này. Trong phần tiếp theo, hãy cùng Thiết bị Solaco giải đáp những câu hỏi này nhé!

Phân loại biển báo nguy hiểm điện

Theo Thông tư 05/2021/TT-BCT, biển báo nguy hiểm điện, hay biển báo an toàn điện được phân loại thành 3 nhóm: Biển cấm, biển cảnh báo, biển chỉ dẫn. 

  • Biển cấm - chỉ ra khu vực cấm và các việc làm không được phép, nhằm đảm bảo an toàn điện.

Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Xem thêm: các môi trường cách điện

Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người

Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người

Cấm đóng điện! Có người đang làm việc

  • Biển cảnh báo - thông báo về các nguy cơ tiềm ẩn tai nạn điện giật.

Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người

Cáp điện lực

  • Biển chỉ dẫn - điều hướng các hoạt động đảm bảo an toàn điện.

Làm việc tại đây

Vào hướng này

Đã nối đất

Đặt biển cảnh báo nguy hiểm điện giật ở đâu? Ai chịu trách nhiệm?

Đối với từng loại biển, mục đích sử dụng và quy định đặt biển cũng khác nhau.

Chủ đầu tư, đơn vị vận hành công trình chịu trách nhiệm đặt các biển:

  • “Cấm trèo! Điện cao áp nguy hiểm chết người” trên các trạm biến áp trên cột và tất cả các cột thuộc đường dây điện cao thế.

  • “Cáp điện lực” trên mặt đất dọc theo đường dây cáp ngầm, 2 biển liền kề cách nhau không quá 30m.

  • “Cấm vào! Điện cao áp nguy hiểm chết người” tại lối vào trạm biến áp đã xây tường rào.

  • “Cấm lại gần! Có điện nguy hiểm chết người” ở các trạm biến áp 1 cột, tủ phân dây, trạm đóng cắt hợp bộ ngoài trời, trạm biến áp bộ kín.

  • “Dừng lại! Có điện nguy hiểm chết người” trên các rào chắn.

Người giám sát thao tác chịu trách nhiệm đặt biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” đặt ở bộ phận điều khiển thiết bị đóng cắt điện của đơn vị.

Người chỉ huy trực tiếp đơn vị công tác hoặc người cho phép đơn vị công tác vào làm việc có trách nhiệm đặt biển “Làm việc tại đây” tại các khu vực làm việc, và biển “Vào hướng này”, “Đã nối đất” ở đầu lối vào khu vực.

Cần đặt biển báo ở các vị trí có nguy cơ xảy ra mất an toàn điện

Xem thêm: hiện tượng quang điện ngoài xảy ra đối với

Lời kết

Trên đây là góc tổng hợp về biển cảnh báo nguy hiểm điện giật mà Thiết bị Solaco đã tổng hợp dựa trên nội dung của Thông tư 05/2021/TT-BCT. Bạn có thể tìm đọc bản chính thức của Thông tư để có thể thực hiện và tuân thủ thật đầy đủ và chính xác nhé. Nếu bạn quan tâm đến các thiết bị an toàn điện và bảo hộ lao động, hãy khám phá thêm tại website https://thietbisolaco.com/ hoặc liên hệ trực tiếp với Thiết Bị Solaco để được tư vấn miễn phí nhé. Đừng quên tiếp tục theo dõi website của Solaco để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo của chúng tôi!

Có thể bạn quan tâm sản phẩm: Dây an toàn chống rơi 1 sợi

Đăng kí nhận tin